Australia báo động nguy cơ mèo tận diệt loài chim

Australia đang tìm cách giải quyết tình trạng mèo ăn thịt số lượng lớn chim bản địa, trong đó có nhiều loài quý hiếm.
Các nhà khoa học Australia thống kê mỗi ngày có đến hơn một triệu con chim nước này bị mèo nhà và mèo hoang giết chết, trong đó hơn 99% là loài chim bản địa, Guardian hôm 4/10 đưa tin.
“Ai cũng biết mèo bắt và ăn thịt chim, nhưng nghiên cứu mới cho thấy, ở cấp độ quốc gia, số chim bị giết nhiều đến mức sửng sốt và có thể dẫn đến tình trạng nhiều loài vật suy giảm về số lượng”, giáo sư John Woinarski tại Đại học Charles Darwin, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Mèo giết hơn một triệu con chim mỗi ngày ở Australia. (Ảnh: Guardian).
Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét ảnh hưởng của mèo đến các loài chim Australia ở quy mô toàn quốc, theo giáo sư Sarah Legge từ Đại học Quốc gia Australia.
“Chúng tôi cũng phân tích những đặc điểm khiến chim dễ bị mèo tấn công”, Legge nói thêm. Theo đó, những loài chim kích thước từ nhỏ đến trung bình, chim làm tổ và kiếm ăn trên mặt đất, chim sống trên các đảo xa hoặc những khu vực khô cằn có nguy cơ trở thành mục tiêu cao nhất.
Nhóm nghiên cứu ước tính Australia có khoảng 11 tỷ con chim bản địa, nghĩa là mỗi năm mèo giết chết 4% số này. “Theo dữ liệu thu được, chúng tôi phát hiện mèo ăn thịt 338 loài chim bản địa, trong đó có 71 loài nằm trong danh sách đang gặp nguy hiểm, tức là khoảng 60% số loài vật bị đe dọa ở Australia”, Legge bổ sung.
Chính phủ Australia đã đầu tư hơn 23 triệu USD cho các dự án giúp giải quyết những vấn đề do mèo hoang gây ra, Sebastian Lang, đại diện Phòng quản lý sinh vật bị đe dọa Australia cho biết.
“Người nuôi mèo có thể giúp làm giảm thiệt hại từ mèo nhà bằng cách triệt sản, nhốt trong nhà hoặc thả ra ngoài trong các khu vực giới hạn dành riêng cho mèo. Đó là những biện pháp tuyệt vời để bảo vệ sinh thái Australia, đồng thời tăng cường sức khỏe cho mèo nhà”, Lang gợi ý.
Nội dung tự động từ phần mềm máy tính. Nguồn: Bài gốc
- Cây xanh giúp lọc nước, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ do tiêu chảy
- Máu rồng Komodo sẽ được bào chế thành kháng sinh mới
- Hơn 100 hà mã chết trên sông nghi do bệnh than ở Namibia
- Video: Phi công nhìn thấy gì khi máy bay rẽ mây hạ cánh?
- “Ma cá voi” Bake-Kujira – huyền thoại của Nhật Bản hay lời nguyền có thật?
- Phát hiện nguồn phát sóng hấp dẫn từ sao neutron
- Nobel Kinh tế 2017 vinh danh Giáo sư Đại học Chicago
- Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu
- Nghịch lý khoa học: Cảm giác no thực ra lại khiến ta thấy thèm ăn hơn
- Những công nghệ tương lai sẽ phổ biến vào năm 2025
- Hồ nước ở Mỹ chuyển màu tuyệt đẹp, nhưng đó lại là tin cực kỳ không tốt
- Tìm hiểu về hệ thống “thoát nước thải” bí ẩn trong não người
- Truy tìm loài chim có “vật thể” kì lạ vừa dài vừa to lại còn cụp xòe tùy ý
- Video: Phát hiện dấu hiệu của băng quanh xích đạo sao Hỏa
- Vi khuẩn trong vũ trụ đang khiến phi hành gia gặp nguy hiểm
- Hòn đảo chết chóc nghi là nơi thử vũ khí sinh học của Liên Xô
- Từ cậu bé tự kỷ trở thành thần đồng Vật lý sở hữu IQ 170
- Công bố những hình ảnh cuối cùng Rosetta chụp được trước khi “tự sát”
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không tắt điện thoại khi đi máy bay?
- Ba quả cầu lửa cùng lúc thắp sáng bầu trời Trung Quốc