Công trình khám phá sóng hấp dẫn đạt giải Nobel Vật lý 2017

Giải Nobel Vật lý 2017 đã được trao cho 3 nhà khoa học Rainer Weiss, Barry C. Barish và Kip S. Thorne với công trình khám phá sóng hấp dẫn.
Ngày 3/10, Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Vật lý 2017.
Rainer Weiss là giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts trong khi Kip Thorne và Barry Barish đến từ Viện Công nghệ California. Giải Nobel được trao cho các nhà khoa học vì thành tựu khám phá và quan sát trực tiếp được sóng hấp dẫn, những gợn sóng trong kết cấu không – thời gian đã được Albert Einstein đưa ra giả thiết về sự tồn tại nhưng chưa từng được quan sát.
Ba nhà khoa học Rainer Weiss, Barry C. Barish và Kip S. Thorne đã chia nhau giải Nobel Vật lý 2017 với công trình quan sát được sóng hấp dẫn.
Kể từ năm 1901 đến năm 2016, giải Nobel Vật lý đã được trao 110 lần cho 203 cá nhân. Người trẻ nhất nhận giải là Lawrence Bragg, 25 tuổi vào năm 1915 trong khi người lớn tuổi nhất được vinh danh là Raymond Davis Jr, 88 tuổi, vào năm 2002.
John Bardeen là nhà khoa học duy nhất 2 lần nhận giải Nobel Vật lý cho công trình nghiên cứu chất bán dẫn và siêu dẫn.
Năm 2017, giải Nobel Vật lý thuộc về ba nhà khoa học người Anh đang làm việc tại Mỹ là David Thouless của Đại học Washington ở Seattle, Duncan Haldane của Đại học Princeton ở New Jersey và Michael Kosterlitz của Đại học Brown ở Providence.
Họ vinh danh nhờ các phát hiện về lý thuyết quá trình chuyển hoá tô pô và các pha tô pô của vật chất.
Mùa giải Nobel năm 2017 đã chính thức khởi động vào ngày 2/10 với giải Y sinh thuộc về các nhà khoa học Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young cho những khám phá về cơ chế phân tử kiểm soát nhịp sinh học.
Những giải sẽ được công bố tiếp theo gồm Hóa học (4/10), Hòa bình (ngày 6/10) và Kinh tế (ngày 9/10). Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển chưa định ngày để trao giải Nobel Văn chương.
Nội dung tự động từ phần mềm máy tính. Nguồn: Bài gốc
- Gà đẻ trứng có thuốc trị ung thư
- Bí mật tàu “Titanic cổ đại” dần hé lộ
- Làm mát môi trường bằng tấm màng kim loại không dùng nguồn điện
- Trang trại robot thu hoạch xong vụ mùa đầu tiên hoàn toàn tự động
- Xơ hóa phổi là bệnh gì?
- 75% mật ong được lấy mẫu trên thế giới bị nhiễm thuốc trừ sâu
- Áp thấp vào Hà Tĩnh-Quảng Bình, gây mưa lớn
- Ghé thăm căn phòng “ác mộng” nơi 10.000 con nhện chung sống
- Putin sắp tiết lộ sự thật về người ngoài hành tinh?
- Sự thật thú vị về xứ Catalan đang đòi độc lập
- Mặt Trăng từng tồn tại khí quyển đậm đặc
- Hypernova là gì? – KhoaHoc.tv
- Bức tượng Nữ thần Kali cổ đại được khai quật từ lòng sông
- Cận cảnh ngôi sao được cho là có người ngoài hành tinh sống
- Nỗ lực ngăn cản chương trình diệt trừ kangaroo ở Australia
- Nên làm gì khi phát hiện mình bị ung thư?
- Sửng sốt phát hiện hành tinh lùn mới trong Hệ Mặt trời
- Nối xương bằng ốc vít làm từ… xương người
- Những mẫu xe đạp trên nước độc đáo của người xưa
- Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Massachusetts vừa chế tạo thành công những robot biến hình Transformers thực thụ